Dự án Đầu tư công trình hồ điều hòa Sáu Vó – Vĩnh Phúc

Hệ thống sông Phan – Cà Lồ là hệ thống tiêu chính của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm 80% lưu vực tiêu của tỉnh, gồm diện tích tự nhiên của các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Phúc Yên được tiêu thoát qua hệ thống sông Phan – Cà Lồ. (more…)

Dự án Đo đạc Bản đồ xã Thành Lợi, Vụ Bản, Nam Định

Thành Lợi là một xã lớn thuộc huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.

 

Địa giới hành chính xã phía Đông là sông Đào; phía Bắc giáp xã Tân Thành; phía Tây giáp xã Liên Bảo; phía Nam giáp xã Đại Thắng. (more…)

Dự án FLC Bình Châu – Lý Sơn

Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá lâu đời như khu du lịch văn hoá Sa Huỳnh, dấu vết văn hoá cổ xưa như thành cổ Châu Sa, Gò Vàng…,có di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường, nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn Niêm Hà, Thiên Bút Phê Vân, Thạch Bích Tà Dương, Cổ Luỹ Cô Thôn, Nước Trong – Ca Đam…, (more…)

Dự án FLC – Nam Định

Mỹ Lộc, nơi tọa lạc của Khu đô thị sinh thái và vui chơi giải trí với diện tích 1676ha, nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Nam Định. Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam, ngăn cách bởi sông Lý Nhân và sông Châu Giang, phái Nam giáp thành phố Nam Định, phía Tây giáp huyện Vụ Bản, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, ranh giới là con sông Hồng. Mỹ Lộc có lợi thế về giao lưu kinh tế với tất cả các cùng trong cả nước thông qua quốc lộ 10, quốc lộ 21, đường sắt Bắc – Nam và đường sông.

Với ưu thế của miền đất phù sa màu mỡ, Mỹ Lộc là nơi cung cấp rau sạch, hoa tươi cho thành phố Nam Định và các thành phố lớn khác. Với thế mạnh về vị trí địa lý và điều kiện giao thông, Mỹ Lộc là lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tương lai, huyện Mỹ Lộc sẽ hình thành khu dịch vụ lớn nhất tại cửa ngõ thành phố.

Tại dự án này, MBVietin được lựa chọn là đơn vị khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 nhằm làm sáng tỏ điều kiện địa hình khu vực dự án để có số liệu phục vụ các bước thiết kế: nghiên cứu đầu tư xây dựng, lập quy hoạch chi tiết 1/500, lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế cơ sở

Dự án FLC Nghệ An

Nghệ An là vùng đất của thắng cảnh, giữ được vẻ nguyên sơ của tạo hóa như: bãi biển Cửa Lò, vườn quốc gia Pù Mát, hang động Thấm Ồm,… Không chỉ vậy, những di tích lịch sử – văn hóa tại đây cũng là sự hấp dẫn khám phá vượt trội, đặc biệt đối với những du khách quốc tế, đó là: khu di tích tưởng niệm Hồ Chí Minh, Chùa Hương Tích, Thành Cổ Nghệ An, khu di tích đền Cuông, đền ông Hoàng Mười,…

 

 

Nghi Tiến – Nghi Lộc nơi tọa lạc của Quẩn thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và vui chơi giải trí FLC Nghệ An với diện tích 526 ha là bãi biển nổi tiếng tại xứ Nghệ và khắp cả nước bởi sở hữu dải cát dài trắng mịn, nước biển xanh màu ngọc bích, những bãi đá độc đáo. Khí hậu tại đây quanh năm ấm áp ôn hòa và rất ít chịu ảnh hưởng của bão biển, lượng du khách không ngừng tăng. Quẩn thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và vui chơi giải trí FLC Nghệ An nằm sát và hướng ra bãi biển xinh đẹp, vẻ đẹp của mẹ thiên nhiên.

 

Tại dự án này, MBVietin thực hiện công tác khảo sát đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 và đánh giá bãi tắm với các mục đích:

 

Thứ nhất, làm sáng tỏ điều kiện địa hình khu vực dự án để có số liệu phục vụ các bước thiết kế: nghiên cứu đầu tư xây dựng, lập quy hoạch chi tiết 1/500, lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế cơ sở

 

Thứ hai, cung cấp các số liệu khảo sát nhằm đánh giá chế độ mực nước, thủy triều, chế độ sóng, gió khu vực dự án. Tài liệu khảo sát cũng được dùng để hiệu chỉnh, kiểm định mô hình toán tính toán dòng chảy ngầm cảnh báo bãi tắm.

 

Qua đó, để đưa ra các đánh giá về:

 

+ Điều kiện địa hình khu vực có đảm bảo để làm bãi tắm hay không?

 

+ Diễn biến điều kiện hải văn vùng biển nghiên cứu, tác động của các yếu tố sóng, gió, dòng chảy biển đến khu vực bãi tắm.

Dự án FLC Quảng Hải – Thanh Hóa

Dự án Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và vui chơi giải trí FLC Quảng Hải tọa lạc tại xã Quảng Hải, xã Quảng Lưu,  huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Với diện tích khảo sát địa hình lên đến 360ha trên cạn và 10ha dưới nước, vị trí này có các đặc điểm:

Phía Nam: Giáp khu dân cư

Phía Đông: Biển Đông

Phía Bắc: Giáp khu dân cư

Phía Tây: Giáp khu dân cư

 

 

Tại dự án này, MBVietin thực hiện công tác khảo sát đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 và đánh giá bãi tắm với các mục đích:

 

Thứ nhất, làm sáng tỏ điều kiện địa hình khu vực dự án để có số liệu phục vụ các bước thiết kế: Nghiên cứu đầu tư xây dựng, lập quy hoạch chi tiết 1/500, lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế cơ sở

 

Thứ hai, cung cấp các số liệu khảo sát nhằm đánh giá chế độ mực nước, thủy triều, chế độ sóng, gió khu vực dự án. Tài liệu khảo sát cũng được dùng để hiệu chỉnh, kiểm định mô hình toán tính toán dòng chảy ngầm cảnh báo bãi tắm.

 

Qua đó, để đưa ra các đánh giá về:

 

+ Điều kiện địa hình khu vực có đảm bảo để làm bãi tắm hay không?

 

+ Diễn biến điều kiện hải văn vùng biển nghiên cứu, tác động của các yếu tố sóng, gió, dòng chảy biển đến khu vực bãi tắm.

 

Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Bôxit

Vào ngày 4 tháng 9 vừa qua, nhà máy điện phân nhôm đã tổ chức lễ động thổ tại tỉnh Đắk Nông với sự tham gia của nhiều nhiều lãnh đạo các cấp cũng như các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này.

Lễ động thổ nhà máy điện phân nhôm tại Đắk Nông

Đây là dự án quan trọng trong việc tinh chế khoáng sản và sản xuất kim loại nhôm ở Việt Nam. Tại buổi lễ, ông Trần Hồng Quân, đại diện Công ty TNHH và đầu tư Luyện kim tại Khu công nghiệp Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông đã giới thiệu mô hình và chức năng của nhà máy trong quá trình đem vào sử dụng.

Dự án có diện tích 114 ha; việc xây dựng dự kiến ​​sẽ được hoàn thành trong 2 năm với tổng vốn đầu tư 575 triệu USD.

Đây là dự án trọng điểm quốc gia, khẳng định tầm nhìn của Chính phủ trong việc phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bô xít giai đoạn 2007 – 2015; tầm nhìn đến năm 2025 sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, văn hóa, quốc phòng, trật tự xã hội ở cấp địa phương đặc biệt với khu vực Tây Nguyên.

Việc khởi công xây dựng nhà máy nằm trong chiến lược phát triển ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam, trong đó hạn chế khai thác làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đi sâu vào phát triển công nghệ tinh chế các nguồn tài nguyên khoáng sản, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm đồng thời giảm thiểu các tác động từ hoạt động khai khoáng đến môi trường tự nhiên.

Khu đô thị Vinh Bình – Cù Hin

KHU ĐT VINH BÌNH

 

Vị trí, quy mô

 

Khu vực nghiên cứu quy hoạch có quy mô khoảng 238 ha, thuộc địa giới hành chính xã Cam Hoà, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Trong đó, diện tích khu đất dự kiến xây dựng dự án khoảng 175 ha, phần  còn lại là diện tích cây xanh triền núi đá Rưu và núi Ông Cộ được nghiên cứu như vùng đệm cây xanh sinh thái cho Dự án.

 

Ranh giới khu vực nghiên cứu quy hoạch được đề xuất như sau:

 

– Phía Bắc và Đông Bắc giáp núi đá Rưu và núi Ông Cộ: Xác định trên cơ sở dưới đường đồng mức cao độ + 50m (theo quy định về an ninh quốc phòng);

 

– Phía Tây và Phía Nam giáp Khu đô thị Vinh Bình – Cù Hin: Xác định theo ranh giới quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu vực hai bên đường Vinh Bình – Cù Hin, đã được phê duyệt.

Dự án Bến Lức – Long Thành

cau long thanh

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua các tỉnh Long An, TP HCM và tỉnh Đồng Nai, được xem là một trong dự án trọng điểm quốc gia, là dự án thành phần trong hệ thống cao tốc Bắc – Nam. Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành dự kiến sẽ hoàn thành, hòa vào hệ thống cao tốc hiện đại Bắc-Nam vào năm 2020.

 

Dự án dài gần 60km khởi công từ năm 2014 và dự kiến hoàn thành năm 2020, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/giờ.

 

Do dự án đi qua vùng địa chất, thủy văn phức tạp với nhiều sông ngòi, sình lầy nên phải thực hiện đến hơn 20km cầu và cầu cạn. Dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư

 

Đặc biệt, trong dự án phải thực hiện 2 cầu dây văng lớn là cầu Bình Khánh vượt sông Soài Rạp và cầu Phước Khánh vượt sông Lòng Tàu, mỗi cầu dài khoảng 3km. Hai cây cầu này có độ tĩnh không thông thuyền là 55m cho tàu biển có trọng tải đến 50.000 tấn lưu thông, được coi là lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Cầu Cốc Lếu

cau leu coc

 

Cầu Cốc Lếu là một cây cầu bắc qua sông Hồng tại địa phận thành phố Lào Cai, gần biên giới Việt – Trung. Đứng trên cầu Cốc Lếu có thể thấy cầu Hồ Kiều II giữa cặp cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu của hai nước. Cầu Cốc Lếu nằm trên Quốc lộ 4D tại vị trí km140+560..

 

Cầu Cốc Lếu ban đầu do người Pháp xây hồi cuối thập niên 1900 như một phần trong kế hoạch phát triển tỉnh lỵ cho Lào Cai. Cây cầu đầu tiên có mặt cầu bằng gỗ và chỉ dành cho các xe ô tô loại nhỏ, xe thô sơ và người đi bộ. Cây cầu Cốc Lếu đầu tiên này sau đó bị chính người Pháp phá sập trước khi rút khỏi Lào Cai trong Chiến tranh Đông Dương.

 

Cuối thập niên 1950, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam đã xây dựng lại cầu Cốc Lếu ở vị trí cũ. Cây cầu nay có mặt đường bê tông cho phép xe tải nhẹ đi qua. Nhưng trong thời kỳ Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979, cây cầu Cốc Lếu thứ hai lại bị quân Trung Quốc phá sập.

 

Phải sau chiến tranh một thời gian dài, mãi đến tận tháng 12 năm 1992 Việt Nam mới có thể xây dựng lại cầu Cốc Lếu cũng tại đúng vị trí cũ và theo thiết kế như của cầu Cốc Lếu thứ hai. Cây cầu Cốc Lếu thứ ba hoàn thành vào tháng 4 năm 1994, dài 230 m, phần dành cho xe cơ giới rộng 5,6 m đủ cho hai làn xe, phần dành cho xe thô sơ và người đi bộ gồm 2 làn hai bên mỗi làn rộng 1 m.

 

Cầu Cốc Lếu xưa đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thành phố Lào Cai và tỉnh Lào Cai. Nhưng cùng với sự phát triển của thông thương và vận tải, cây cầu trở nên nhỏ và có sức chịu tải thấp. Sau khi cầu Phố Mới được xây dựng, các xe tải nặng đều được hướng dẫn qua sông Hồng bằng cầu này. Cầu Cốc Lếu chỉ còn phục vụ việc qua lại của xe ô tô nhỏ, xe máy, xe thô sơ và người đi bộ.

 

Hiện Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và chính quyền Lào Cai đang có kế hoạch nâng cấp cầu Cốc Lếu để cầu có thể bố trí đủ 4 làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ, và lề cầu cho người đi bộ.